Cây cảnh trong nhà được biết đến với ngoại hình ưa nhìn và chăm sóc dễ. Tuy nhiên vì cách chăm sóc quá đơn giản mà nhiều người dễ mắc phải sai lầm khi chăm sóc cây cảnh trong nhà như các loại cây thông thường.
Đặc điểm của cây cảnh trong nhà là gì?
Cây cảnh trong nhà được trồng với mục đích tăng tính thẩm mỹ. Vì vậy mà cây kiểng trong nhà thường không quá to, có thân nhỏ, đẹp và vẻ ngoài đặc sắc.
Cây kiểng trồng trong nhà có đặc điểm chủ yếu là ưa bóng mát. Trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời, chúng vẫn dễ dàng thích nghi và phát triển tốt. Ngoài ra, cây cảnh trong nhà cũng có công dụng điều hòa, thanh lọc không khí như các loại cây thông thường khác.
Cây kiểng trong nhà thường được đặt ở trong phòng khách, phòng bếp, trên bàn làm việc, không gian giếng trời, ban công… để tạo nét riêng cho ngôi nhà. Có một số loại cây cảnh trong nhà cần ánh sáng. Tuy nhiên cũng có nhiều cây trồng trong nhà không cần ánh sáng và ưa bóng râm như cây lưỡi hổ, cây lan ý, cây trầu bà, cây vạn thiên thanh, cây đa búp đỏ,… Bạn có thể lựa chọn trồng những loại cây ưa bóng kể trên để dễ dàng chăm sóc.
Cách chăm sóc cây kiểng trong nhà dễ hơn so với cây thông thường. Chúng không cần bón phân hay phun quá nhiều thuốc. Vì vậy mà bạn cần lưu ý không chăm sóc cây quá đà dẫn đến việc cây bị thừa chất làm mất dáng, phá thế cây hay thậm chí làm chết cây.
10 loại cây cảnh trong nhà bạn nên trồng
Mặc dù có ngoại hình đẹp nhưng không phải loại cây nào cũng phù hợp để làm cây cảnh. Để tránh việc mua phải những loại cây không nên trồng trong nhà, chúng tôi đề cử cho bạn 10 loại cây trồng trong nhà sau đây:
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thường được biết đến là cây trồng trong phòng ngủ. Sở dĩ loại cây cảnh trong nhà này được đặt ở vị trí đặc biệt như vậy vì trong quá trình hô hấp vào ban đêm, cây lưỡi hổ sẽ hấp thu khí CO2 và thải ra O2, trái ngược hoàn toàn so với hầu hết các loài cây trên thế giới. Bên cạnh phòng ngủ, gia chủ có thể đặt cây lưỡi hổ ở các khu vực cần thanh lọc không khí khác trong nhà vì cây không cần quá nhiều ánh sáng và nước. Kiểu lá đơn, cứng của loại cây này cũng rất ấn tượng khi dùng trong trang trí vì nó tượng trưng cho sự mạnh mẽ, độc lập.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được biết đến là cây cảnh phong thủy. Loại cây kiểng phong thủy trong nhà này rất phù hợp với những người tuổi Hợi. Người tuổi Hợi theo phong thủy có bản trầm nhưng lại không biết cách tiết kiệm, có phần hoang phí. Cây lưỡi hổ đặt bên cạnh họ sẽ giúp họ kiềm lại bản tính, giữ tiền giúp con đường sự nghiệp đi lên, dễ phát tài phát lộc.
Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng là loại cây cảnh đến từ Nhật Bản. Đối với người Nhật, cây cảnh trong nhà này vô cùng thiêng liêng vì họ tin rằng các linh hồn của người chết và của các vị thần đang sống trong loại cây này và phù hộ cho họ. Tuyết tùng có một đặc điểm cần có của các loại cây kiểng trồng trong nhà là chúng sống trong môi trường không có nắng và cần được tưới nước nhiều.
Về mặt thẩm mỹ, đây là một dòng cây bonsai cỡ nhỏ vô cùng xinh xắn, thích hợp làm cây kiểng để trong nhà. Về công dụng, cây bách Nhật Bản giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng này còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Cây trầu bà
Cây trầu bà là một trong những loại cây cảnh trong nhà phổ biến nhất. Với khả năng dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng, cây trầu bà có thể đặt ở mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, đặc biệt là trên bàn làm việc. Bạn nên đặt cây này bên cạnh các thiết bị điện tử như máy tính, TV, máy in, tủ lạnh… để cây có thể hút các chất phóng xạ phát ra từ các thiết bị này, mang đến không gian trong lành.
Đối với người quản lý doanh nghiệp như giám đốc hay trưởng phòng, cây trầu bà thể hiện sự uy quyền, sang trọng về địa thế của mình.
Cây dương xỉ
Dương xỉ vốn là loại cây mọc dại, vì vậy chúng không cần đất hay nhiều ánh sáng mà chỉ cần có độ ẩm cao để phát triển xanh tốt. Dương xỉ có kích thước khá nhỏ, thích hợp làm cây cảnh trong nhà để trên bàn làm việc. Cây còn có khả năng lọc độc trong không khí, được ví như một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất. Bên cạnh việc hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy cây dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Cây lan ý
Cây lan ý là loài cây ra hoa hiếm hoi được chọn là cây hoa trồng trong nhà. Ở Việt Nam, cây còn được gọi bằng các tên gọi khác như cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Đúng như tên gọi, hoa của cây lan ý có màu trắng, căng phồng lên như một cánh buồm. Lá cây cảnh trong nhà này xanh mướt trông rất đẹp mắt. Bên cạnh tác dụng làm cây cảnh trang trí, lan ý còn có ý nghĩa tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của phụ nữ”. Vì vậy nếu bạn mua cây cảnh trong nhà thì hạnh phúc và tình yêu sẽ tràn ngập khắp căn nhà bạn.
Cây lan ý có khả năng hút ẩm, giúp cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Ngoài ra, cây cảnh phong thủy lan ý còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hòa hấp thu những nguồn năng lượng không tốt trong ngôi nhà.
Cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan là cây cảnh trong nhà có kích thước tương đối lớn. Loại cây này sẽ phù hợp đặt ở góc nhà, phòng khách hoặc bên ngoài ban công. Thân cây to tròn cũng lá bản lớn xanh sọc trắng sẽ đem lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà của bạn. Hoa trồng trong nhà thiết mộc lan có màu trắng hoặc vàng nhạt và hương thơm ngào ngạt.
Cây thiết mộc lan có khả năng hấp thụ độc tố và thanh lọc không khí. Cây kiểng phong thủy trong nhà được cho là mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa báo hiệu tiền tài sắp đến.
Cây họ cam quýt
Không đơn thuần dùng để làm cây cảnh, cây họ cam quýt còn có mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu khi chúng ra hoa. Mua cây cảnh trong nhà họ cam quýt sẽ giúp không gian nhà bạn khô ráo, thoáng đãng hơn nhờ vào khả năng hút ẩm, diệt khuẩn của cây. Khác với cách chăm sóc các loại cây cảnh trong nhà khác, bạn nên trồng cây họ cam quýt ở nơi nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên và giữ cho đất luôn khô thoáng. Lá cây cũng là gia vị hữu ích trong nền ẩm thực Việt. Có thể nói đây là loại cây được các bà, các mẹ ưa chuộng trồng từ lâu.
Cây vạn niên thanh
Tuy là loại cây cảnh trong nhà đa dụng với nhiều kích thước để bạn có thể lựa chọn nhưng cây vạn niên thanh cũng thuộc một trong những loại cây không nên trồng trong nhà khi gia đình bạn có trẻ nhỏ. Cây vạn niên thanh ưa bóng, cần ít ẩm và ngoại hình bắt mắt nhưng chúng lại chứa độc tố. Mú cây có thể gây ngứa khi chạm vào và sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ em ăn phải lá, hoa, quả của cây.
Đúng với tên gọi, cây vạn niên thanh có thể sống lâu năm mà vẫn xanh tốt. Đặc biệt vào mùa đông, lá cây không bị héo úa nên cây được coi là loài cây cát tường và được mọi người ưa chuộng, sử dụng rộng rãi. Mặc dù có độc tố nhưng cây có khả năng giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí.
Cây thường xuân
Cây thường xuân được mệnh danh và được các nhà khoa học của NASA đưa vào danh sách những “bộ máy” lọc không khí tốt nhất. Chỉ trong 6 tiếng, cây thường xuân sẽ loại bỏ 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc hại trong không khí. Ưu điểm của cây thường xuân là dễ trồng, không đòi hỏi nhiều sự chăm sóc. Cây có sự mềm mại, mảnh mai nên rất phù hợp để trang trí nhà. Trong phong thủy, cây thường xuân còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xóa âm khí, mang lại bình an và may mắn cho gia chủ.
Bản chất cây thường xuân là một dòng dây leo nên nó phù hợp nhất cho các vị trí các chậu cây cạnh cửa sổ hoặc ngoài ban công.
Cây dây nhện
Giống với cây lưỡi hổ, cây dây nhện (lan chi) có khả năng hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 vào ban đêm nên rất thích hợp làm cây trồng trong phòng ngủ. Cây lan chi có vẻ đẹp khá ấn tượng với lá xanh dài và gân lá màu trắng nổi bật. Khả năng lọc không khí của cây cũng được đánh giá cao khi cây có thể hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Formaldehyde, Carbon monoxide, xăng và Styrene. Chỉ một chậu cây dây nhện nhỏ có thể đủ để làm sạch không khí trong không gian 200m2. Khả năng đặc biệt khác của cây cảnh trong nhà này là nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
Cây dây nhện biểu tượng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ, kiên cường, là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn, không mưu cầu danh lợi.
Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà luôn xanh tốt
Vì đặc điểm của cây có thể sinh trưởng trong điều kiện bóng râm và ít nước nên việc trồng cây cảnh trong nhà khá đơn giản. Tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý chăm sóc đúng cách về lượng ánh sáng, nước và phân bón, tránh để cây chết do được tưới nước quá nhiều hoặc do để cây ở nơi bí, hầm, nóng.
Ánh sáng
Tùy vào mỗi loại cây khác nhau mà yêu cầu về ánh sáng khác nhau. Bạn nên để cây ở những vị trí gần cửa sổ hoặc có ánh sáng chiếu tới. Nếu bạn đặt cây trong bóng râm thì bạn nên đem cây ra đặt ngoài sáng vào những dịp rảnh rỗi để cây có thể quang hợp lấy chất dinh dưỡng. Cây cảnh trong nhà nên có thời gian phơi nắng tự nhiên từ 2 – 3 tiếng mỗi ngày để cây phát triển tốt nhất. Đặc biệt bạn nên chú ý không để cây ở những vị trí có ánh sáng quá mạnh.
Nước
Thông thường đối với cây cảnh trong nhà bạn không nên tưới quá nhiều nước. Chỉ khi nào thấy đất khô thì bạn tưới một chút nước và thỉnh thoảng sử dụng bình xịt để tăng độ ẩm cho lá. Lượng đất càng nhiều thì khả năng giữ nước cho cây càng lâu. Bạn có thể tưới cây cách ngày hoặc 2 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết với một lượng nước vừa phải, đủ làm ẩm đất.
Đất
Đất dành cho cây cảnh trong nhà không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thông thoáng và không giữ nước lâu là được. Để cây phát triển tốt hơn, bạn có thể trộn thêm mùn và đất nhưng lưu ý không nên trộn quá nhiều. Bạn có thể thực hiện bón phân cách nửa tháng một lần để cây tăng trưởng tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách chăm cây truyền thống bằng nước vo gạo tưới cây để tăng cường các chất cần thiết.
Bên cạnh những cách chăm sóc cây kiểng trong nhà thông thường, một số loài cây có yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Để đảm bảo, bạn có thể tìm hiểu thông tin cây bằng cách hỏi người bán hàng hoặc sử dụng trang mạng xã hội để xem cây cần gì và cây có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không.